Những hiểu nhầm sai lầm về xăm hình mà mọi người vẫn lầm tưởng

Một sự hiểu sai vô cùng tai hại! Sốc phản vệ (cơ thể không thích ứng với việc xăm hình) thường gặp ở những người xăm hình đầu tiêb, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc bạn xăm hình to hay hình nhỏ. Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ CHỦ YẾU là do tinh thần bạn chưa được chuẩn bị kĩ càng trước khi xăm, hoặc một số nguyên nhân khác như bị dị ứng nặng với bất kì tác nhân xăm hình nào( găng cao su, mực xăm, kim xăm…).
-“Bị cúm sốt hay điều trị thuốc cho bệnh lí bất kì đều không ảnh hưởng tới việc xăm hình”
Đây là một hiểu nhầm chết người!Khi đang điều trị bệnh, cơ thể bạn sẽ nhận những tác động của thuốc hay những phương pháp chịu đựng khác dẫn đến những thay đổi về thể chất. Khoan nói đến những tác nhận xấu mà việc xăm hình có thể mang lại (mực xăm phản ứng với loại thuốc bạn đang dùng, gây dị ứng, việc điều trị giảm bớt hiệu quả..) mà hãy nói đến thể chất của bạn khi đó không phù hợp để xăm. Khi bạn ốm, da bạn sẽ yếu, ra nhiều nước mô, khó bắt mực dẫn đến lâu lành, bị mất màu. Một số loại thuốc chữa bệnh (vd: kháng sinh) sẽ “chữa” luôn hình xăm của bạn, dẫn đến hình bong vảy sớm và phai màu. Để có một hình xăm an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đi xăm khi đã chuẩn bị đầy đủ về cả mặt thể chất và tinh thần!

-“Xăm hình nhỏ thì không lo bị sốc phản vệ”
Một sự hiểu sai vô cùng tai hại! Sốc phản vệ (cơ thể không thích ứng với việc xăm hình) thường gặp ở những người xăm hình đầu tiêb, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc bạn xăm hình to hay hình nhỏ. Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ CHỦ YẾU là do tinh thần bạn chưa được chuẩn bị kĩ càng trước khi xăm, hoặc một số nguyên nhân khác như bị dị ứng nặng với bất kì tác nhân xăm hình nào( găng cao su, mực xăm, kim xăm…). Thông thường, những triệu chứng của sốc phản vệ có thể gặp gần như ngay tức thì (trong trường hợp tiếp xúc với chất gây dị ứng) hoặc trong từ 5-10 phút đầu của quá trình xăm hình (trong trường hợp bản thân quá hồi hộp hoặc sợ hãi). Chính vì vậy, mặc dù bạn chỉ xăm một hình rất nhỏ nhưng nếu nằm trong 2 trường hợp trên, bạn vẫn có khả năng bị sốc phản vệ rất cao.

-“Sốc phản vệ là một hiện tượng bình thường, không hề đáng lo”.
Tuy sốc phản vệ thường gặp ở những người xăm hình đầu nhưng nếu không kịp thời xử lí thì có thể diễn biến vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Sự xuất hiện của một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây trong những phút đầu của việc xăm hình là dấu hiệu rõ ràng của sốc phản vệ:
– Co thắt đường hô hấp, gồm thở khò khè, sưng phù lưỡi và họng, khó thở.
– Sốc kèm theo tụt huyết áp
– Mạch nhanh và yếu
– Choáng váng hoặc ngất
– Mày đay và ngứa
– Bốc hỏa hoặc da xanh tái
– Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
Những nhân viên chăm sóc khách hàng tại địa chỉ xăm bạn chọn sẽ có trách nhiệm quan sát và hỏi han bạn để có thể nhận biết sớm những triệu chứng trên và kịp thời giúp bạn xử lí để điều này không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bạn.

htc

-“Đi xăm về không được hiến máu”
Hiểu nhầm hoàn toàn không có căn cứ. Bạn sẽ được hiến máu nếu đạt đầy đủ các chỉ tiêu mà địa điểm tiếp nhận hiến máu đưa ra( cân nặng, không mắc bệnh truyền nhiễm, không bị ốm sốt…). Tuy nhiên, nếu xăm hình ở những địa điểm không đảm bảo an toàn, dẫn đến hình xăm bị nhiễm trùng, gây sốt hoặc bạn có khả năng bị lây bệnh truyền nhiễm …thì tất nhiên, bạn sẽ không được hiến máu (do không đủ điều kiện)

-“Xăm phun là một sự lựa chọn an toàn tuyệt đối, vừa không đau, vừa dễ tẩy xoá”
Sai hoàn toàn. Xăm phun là một hình thức xăm tạm thời, bằng cách phun mực lên da để tạo thành hình xăm. Tuỳ vào loại mực và cách giữ gìn mà những hình xăm loại này có thể giữ ở trên da từ một vài ngày đến một vài tuần. Tuy nhiên, ngày nay, trên thị trường chủ yếu lưu hành loại mực rẻ tiền, chất lượng kém, xuất xứ từ Trung Quốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng (gây dị ứng, viêm da, bỏng da…). Bạn nên lựa chọn những địa điểm xăm uy tín để được xăm phun an toàn nhé!

-“Xăm sẽ bị nhảy nhiều máu”
Lại là một lời truyền miệng vô căn cứ. Trong xăm hình, theo tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn, tattoo artist chỉ dùng máy xăm đưa mực vào phần trên của lớp hạ bì ở da( ngay phía dưới lớp biểu bì). Vì lớp hạ bì có chứa các mạch máu nhỏ và dây thần kinh nên khi xăm, vùng xăm sẽ ra một chút nước mô (huyết tương). Chỉ khi tattoo artist đó thực hiện sai kĩ thuật, hoặc do cơ địa người xăm máu loãng, da yếu thì huyết tương đó có thể lẫn một chút máu, nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, quan trọng nhất ban đầu là lựa chọn được shop xăm uy tín để đảm bảo bạn được tư vấn kĩ càng và thực hiện hình xăm an toàn nhé!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *